Google Meet

Những bè gỗ trôi vào họng biểnĐây là m đăng nhập facebook

【đăng nhập facebook】Bí ẩn tháp Chăm trong lòng đất: Chuyện âm binh lên non lấy gỗ

Những bè gỗ trôi vào họng biển

Đây là một gò đất có diện tích chừng hơn 1 ha,íẩnthápChămtronglòngđấtChuyệnâmbinhlênnonlấygỗđăng nhập facebook cao hơn 2 m so với vùng chung quanh và 9 m so với mực nước biển. Gò đất này nằm ở khu vực hợp lưu của sông Túy Loan và sông Yên, hình thành sông Cẩm Lệ, rồi chảy vào sông Hàn, trước khi đổ ra Biển Đông. Ngày trước tại đây trồng rất nhiều mít và không có dân cư sinh sống.

Bí ẩn tháp Chăm trong lòng đất: Chuyện âm binh lên non lấy gỗ - Ảnh 1.

Tympan tháp Cấm Mít đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia VN

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia VN

Hằng năm, cứ đến mùa mưa bão, nhất là khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, sau những trận mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về ào ạt, đục ngầu, dân cư sống đôi bên bờ sông khổ sở vì hoa màu bị ngập lụt, nhiều nơi nhà cửa chìm sâu trong nước. Người già sống đôi bên bờ sông Túy Loan kể rằng: Vào mùa lũ lụt, những đêm khuya vắng, khi nước đã dâng cao, thi thoảng nhìn thấy có ánh đuốc chập chờn giữa dòng sông, lại thêm tiếng người í ới gọi nhau, âm thanh nhòa trong tiếng mưa, tiếng gió. Người ta tin rằng đó là âm phủ cho quân lên vùng Cấm Mít, chọn những cây mít có tuổi thọ cả trăm năm, thân cây mấy người ôm không xuể, đốn hạ, rồi sau đó chở bằng thuyền trên dòng sông trong tiếng giông sét xé nát bầu trời. Khi gỗ về đến cuối sông, cửa biển mở ra chín họng biển sâu hun hút để đội âm binh đưa những súc gỗ này về xây cung điện trong lòng đất.

Có những năm, vì đánh nhau với ma Hời giữ rừng Cấm Mít, nên đội quân âm phủ chậm ra khỏi cửa rừng. Khi bè gỗ còn lênh đênh trên dòng sông giữa trời đêm thì triều xuống, nước rút nhanh. Nghe tiếng gà gáy, bọn âm binh vốn sợ ánh mặt trời vội vàng trở về âm phủ, bỏ lại những súc gỗ to tấp vào hai bên bờ. Người ta kháo nhau, năm này lấy không được, năm sau âm phủ lại cho quân lên lấy. Nếu ai dại dột mang số gỗ này về làm nhà, thì dù nhà có cất lên ở chỗ cao đến mấy cũng bị Diêm vương đưa nước lên, cho quân lấy gỗ đem về.

Chuyện âm binh lấy gỗ hư hư thực thực, nhắc đến những "ma Hời" giữ rừng Cấm Mít, lại liên quan đến một ngôi tháp cổ mà thân tháp đã bị hư hại hầu như hoàn toàn, có tên gọi là tháp Cấm Mít.

Một khu đền tháp, hai lần kiến tạo

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia VN và Bảo tàng Đà Nẵng đã tiến hành khai quật di tích Cấm Mít vào năm 2012. Cuộc khai quật làm xuất lộ hệ thống nền móng kiến trúc tháp với bố cục 3 kalan (tháp Giữa, tháp Bắc, và tháp Nam) bên trong tường bao. Phía đông, bên ngoài hệ thống tường bao có các kiến trúc tháp Cổng và nhà dài, đồng trục với tháp Giữa theo chiều đông - tây.

Ba tòa tháp nằm liền kề nhau trên trục dọc. Tháp Giữa có niên đại khoảng thế kỷ thứ 10, nằm ở giữa, có quy mô lớn nhất và cao nhất, giữa tháp là một hố thiêng có dạng hình thang. Tháp Bắc có nền móng là một hình gần vuông, cửa chính hướng về phía đông, trung tâm tháp cũng là một hố thiêng có dạng hình thang. Tháp Nam nằm đối xứng với tháp Bắc qua tháp Giữa tạo thành trục bắc - nam, trung tâm tháp cũng là một hố thiêng có dạng hình thang. Hai tháp Nam và Bắc đều nằm cách tường bao 1,7 m và có niên đại khoảng thế kỷ 13 - 14.

Phía đông của tháp Giữa là tháp Cổng (Gopura) - lối duy nhất đi vào khu đền tháp. Phía tây của tháp Giữa là dấu vết nền móng của một tiền đường, tại đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy những nét kiến trúc rất giống với Mỹ Sơn E3, E7 (có niên đại thế kỷ thứ 10, cụm tháp Bình Lâm (có niên đại thế kỷ 11) và Bánh Ít (niên đại thế kỷ 12). Từ đó, các nhà nghiên cứu dự đoán có thể khu đền tháp ở Cấm Mít có niên đại từ thế kỷ 10 - 14.

Cuộc khai quật cũng đã đưa khỏi lòng đất nhiều loại hình di vật có giá trị, trong đó có 3 tympan đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. "Tympan" là một thuật ngữ chỉ ô trán cửa trong xây dựng, còn trong kiến trúc đền tháp Champa thì được sử dụng đồng nghĩa với mi cửa, lá nhĩ, trang trí trán cửa tháp. Tympan phát hiện ở tháp Cấm Mít có thể khối lớn, với kiểu chạm khắc thô hoặc chưa hoàn thiện trên chất liệu đá, thể hiện hình tượng chim thần Garuda nổi khối trong tư thế "hộ trì".

Việc xuất hiện của vò gốm men (khả năng là vò mộ), đồ tùy táng (đồ gốm, sứ, thủy tinh, thạch anh...) cho thấy ngoài chức năng là đền tháp thờ các vị thần, đây còn có tính chất như một ngôi tháp mộ, lưu trữ tro cốt và thờ tự tổ tiên hoặc của chính chủ nhân xây dựng tháp.

Theo các nhà nghiên cứu, khu đền tháp Cấm Mít được người Chăm xưa xây dựng theo 2 giai đoạn, có thể khái quát như sau:

Giai đoạn 1:Kiến trúc đền tháp xây dựng theo kiểu đền thờ đơn (Kalan chính - tháp Giữa hiện nay) với một điện thờ nhỏ hơn xây sát cạnh ngôi đền chính (ở vị trí phía dưới nền móng của tháp Nam hiện nay), tháp Cổng cùng hệ thống đường đi phía đông (lớp sớm) nối với tháp Cổng và rẽ sang hai bên, xung quanh được bao bọc bởi hệ thống tường thành, xây dựng đầu tiên trong khoảng cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11. Tương ứng với giai đoạn này là lớp kiến trúc sớm ở tháp Cổng: Nền móng tháp Cổng (lớp sớm) có bình đồ hình chữ nhật, chiều đông - tây dài 6,9 m, chiều nam - bắc rộng 5,4 m. Cửa mở hai phía đông và tây, đã bị mất dấu vết và bị lớp kiến trúc muộn đè chồng phía trên.

Giai đoạn 2:Tương ứng với giai đoạn này là lớp kiến trúc muộn. Nền móng tháp Cổng được xây dựng trên cơ sở nền móng của lớp kiến trúc sớm, tịnh tiến về phía đông khoảng 2 m. Nền móng kiến trúc (phần tịnh tiến) không được gia cố vững chắc nên có hiện tượng bị nghiêng vào giữa. Đi liền với diễn biến mặt bằng, sự có mặt của vò gốm Bình Định cùng một số hiện vật gốm sứ có niên đại cuối thế kỷ 13 đến đầu 14, phát hiện được trong quá trình khai quật di tích, đã góp phần khẳng định ý kiến về niên đại xây dựng giai đoạn 2 của di tích Cấm Mít là có cơ sở, chính xác. (còn tiếp) 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap